Kinh doanh, quản lý spa là một ngành dịch vụ rất thú vị và có khả năng đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn. Nếu bạn đang có kế hoạch để phát triển, mở spa cho riêng mình hoặc đang có ý định ứng tuyển vào vị trí quản lý, các kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết sẽ đặc biệt hữu ích đối với công việc của bạn.
Những kiến thức và kỹ năng để quản lý Spa hiệu quả
Kiến thức về Spa và ngành dịch vụ
Mỗi ngành nghề lại có những đặc thù và yêu cầu khác biệt. Vì vậy, để có thể quản lý Spa thì trước hết, bạn sẽ cần có kiến thức về lĩnh vực này nói riêng và về ngành dịch vụ nói chung.
Bạn càng am hiểu sâu về kinh doanh Spa, dịch vụ, bạn sẽ càng có nhiều ý tưởng đột phá, giúp cho Spa của bạn trở nên khác biệt và thu hút hơn hẳn so với những địa điểm khác. Đồng thời, những kiến thức về spa cũng hỗ trợ bạn trong việc sắp xếp, bố trí cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.
Kiến thức và kỹ năng về quản lý
Người quản lý Spa cũng cần chú ý đến rất nhiều chi tiết nhỏ như trưng bày sản phẩm ra sau, trang phục của nhân viên như thế nào, phục vụ cần thực hiện những công việc gì,… Tuy nhiên, người quản lý không thể tự mình thực hiện tất cả những công việc đó. Nhiệm vụ của bạn là thế nào có thể đưa ra các tiêu chuẩn, quy tắc trong công việc và phân bổ nhân lực thực hiện các công việc đó.
Nghe thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào phân công nhiệm vụ trong thực tế, bạn sẽ thấy các vấn đề rất dễ bị chồng chéo hay vô tình bỏ sót. Người quản lý vì vậy cần phải sát sao và tỉ mỉ hơn trong việc quản lý hoạt động và nhân sự.
Kỹ năng đánh giá, giải quyết tình huống
Khi đứng ở vị trí quản lý, bạn không thể luôn khen ngợi những sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Điều này sẽ khiến cho spa của bạn khó có thể phát triển, nâng cao chất lượng cho tất cả các phương diện.
Bản thân bạn cần đóng vai trò một vị khách hàng “soi mói” nhất để tìm ra những chi tiết, những quy trình đang có sự thiếu sót, chưa hoàn thiện. Từ đó, đưa ra những giải pháp, chiến lược để dần cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng chung của spa.
Sự sáng tạo trong công việc
Ngành nghề nào thì cũng cần đến sự sáng tạo. Sự sáng tạo sẽ giúp cho spa trở nên mới mẻ, khác biệt hoàn toàn so với rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ tương tự, nhờ đó thu hút thêm một lượng khách hàng đáng kể.
Bạn có thể sáng tạo trong việc cung cấp các dịch vụ, bày trí không gian, tạo ra các chương trình hoạt động, ưu đãi hướng đến khách hàng. Chỉ cần bạn tìm hiểu đủ kỹ càng và có đam mê với ngành spa, bạn chắc chắn có thể sáng tạo nên những điều mới lạ, hấp dẫn.
Biết cách tạo ra môi trường làm việc tích cực
Trong các dịch vụ như spa, yếu tố nhân sự đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vậy, ngoài việc chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, yêu cầu về dịch vụ thì bạn cũng cần xem xét đến vấn đề nhân sự.
Điều quan trọng nhất là bạn cần tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, tích cực để các nhân viên của bạn có thể trực tiếp truyền cảm giác thoải mái, tích cực đó đến những vị khách ghé thăm spa.
Những công việc thường nhật của quản lý Spa
Theo dõi quá trình hoạt động của Spa
Một trong những công việc thường nhật, chiếm phần lớn thời gian của người quản lý chính là theo dõi tình hình hoạt động Spa. Các hoạt động này được chia thành 2 nhóm chính là các hoạt động trực tiếp tại Spa và những hoạt động trên các kênh gián tiếp như thiết kế website spa để nhận booking online, mail dùng cho các kế hoạch marketing, fanpage để mở rộng thương hiệu và tương tác với khách hàng,… Việc cập nhật tình hình thường xuyên giúp bạn duy trì chất lượng của dịch vụ cũng như các công việc chăm sóc khách hàng, đồng thời bạn có thể kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
Tiếp đón, tư vấn cho khách VIP
Những vị khách VIP thường có yêu cầu rất cao về dịch vụ. Vì thế, thông thường người quản lý sẽ cần trực tiếp đón tiếp, tư vấn, giới thiệu các dịch vụ đến khách hàng.
Điều phối hoạt động của lễ tân, telesales, marketing
Các bộ phận lễ tân, telesales, marketing có thể xem là bộ mặt của spa, là bộ phận đầu tiên mà khách hàng sẽ tiếp cận trước khi họ chính thức sử dụng các dịch vụ. Người quản lý cần điều phối, đưa ra phương án hoạt động phù hợp, thống nhất giữa những bộ phận của spa để tạo ra sự đồng bộ về hình ảnh, chất lượng trong mắt khách hàng.
Quản lý nhân sự
Người quản lý phải đảm bảo ở từng vị trí luôn có đủ nhân viên phụ trách để duy trì sự ổn định, hiệu quả cho các hoạt động tại Spa. Khách hàng thường tìm đến spa vào sau giờ làm việc, các ngày cuối tuần hay các ngày nghỉ lễ nên việc phân bố nhân sự có nhiều điểm khác biệt so với những công việc, ngành hàng khác. Ngoài ra, bạn cũng luôn cần có phương án dự phòng nhân sự nếu nhân viên gặp phải tình huống đột xuất cần xin nghỉ.
Đưa ra giải pháp cải thiện hoạt động Spa
Không có bất kỳ địa chỉ spa nào có thể cung cấp dịch vụ hoàn hảo. Bởi vậy, bạn cần liên tục cải thiện chất lượng hoạt động của spa để bắt kịp xu hướng phát triển chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Kinh nghiệm để quản lý Spa hiệu quả
Sử dụng phần mềm quản lý Spa
Người quản lý cần kiểm soát, điều phối rất nhiều công việc khác nhau. Nếu chỉ sử dụng giấy tờ, sổ sách ghi chép như thông thường, bạn sẽ rất dễ gặp phải tình huống bỏ sót công việc, thất lạc giấy tờ, sai sót trong ghi chép,…
Khi học cách sử dụng phần mềm quản lý công việc Spa, toàn bộ dữ liệu sẽ được ghi chép và lưu trữ đồng bộ, thống nhất. Các tính năng như đặt lịch hẹn, sắp xếp thời gian biểu, sắp xếp thời gian đặt chỗ của khách, phân bổ nhân sự,… sẽ hỗ trợ tối đa cho công việc hằng ngày của bạn.
Học hỏi thêm kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng
Dù bạn đang đứng ở vị trí nào, bạn vẫn luôn cần học hỏi thêm các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng. Khi bạn lơ là trong việc cập nhật những cái mới, spa của bạn cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Về lâu dài, nếu bạn không có phương án thay đổi, nâng cấp, cung cấp thêm nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng khác, bạn sẽ bị thị trường đào thải.
Bạn có thể học theo rất nhiều cách khác nhau như tham gia các khóa học chuyên nghiệp, học từ các tài liệu online, trực tiếp đi trải nghiệm tại nhiều spa nổi danh hàng đầu khác,…
Chú trọng khâu tuyển dụng và đào tạo
Nhân viên tại spa là người trực tiếp phục vụ khách hàng, họ cần được tuyển chọn, đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Bạn cần phải thắt chặt từng công đoạn tuyển dụng và đào tạo. Như vậy, khách hàng của bạn mới có thể tận hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng nhất.