Mái nhà xưởng công nghiệp là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong xây dựng công trình. Để lựa chọn mái nhà xưởng chất lượng, không bị sự cố trong quá trình xây dựng. Trong bài viết này, XinhXinh sẽ cung cấp những kiến thức tổng quan về mái nhà xưởng công nghiệp bạn cần biết khi xây dựng công trình.
Mái nhà xưởng công nghiệp là gì?
Mái nhà xưởng công nghiệp được xem là một bộ phận chính của nhà thép tiền chế công nghiệp. Nó có vai trò và nhiệm vụ quan trọng để che và bảo vệ.
Tăng thêm độ bền và hiệu quả sử dụng công trình. Mái nhà công nghiệp còn có tên gọi khác là mái nhà thép tiền chế hoặc mái tôn công nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và tham khảo giá cả thiết kế xây dựng nhà xưởng, bạn có thể liên hệ Nam Trung Cons để nhận báo giá xây dựng nhà thép tiền chế chi tiết.
Kết cấu của mái nhà xưởng công nghiệp
Mái nhà xưởng công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong nhà xưởng sản xuất kinh doanh. Nhà ở hay nhà hàng, quán cà phê cũng được xây dựng từ nhà thép tiền chế quen thuộc. Phần mái nhà xưởng công nghiệp có kết cấu sau: Phần chịu lực mái nhà, phần mái che.
Phần chịu lực mái nhà
Bộ phần này bao gồm khung chính, khung ngang và khung phụ. Cấu tạo của khung chính có nhiệm vụ giúp nâng đỡ mái che cố định chắc chắn và an toàn. Cột thép hay kèo thép và dầm đóng vai trò chịu lực cho toàn mái nhà.
Khung ngang có thiết kế với dầm cầu trục, giằng. Kèm theo đó nó có kết cấu mái và kết cấu dỡ tường. Các bộ phận trong kết cấu khung ngang thường được liên kết theo kiểu dọc.
Khung phụ bao gồm dầm tường, xà gồ mái và thanh chống. Mục đích tăng khả năng chịu lực khung phụ có kết cấu với chữ Z xếp chồng.
Xem thêm: Top 11+ nhà cung cấp vật liệu xây dựng uy tín nhất
Phần mái che
Mái che là bộ phận có thể bảo vệ công trình khỏi những tác động của môi trường và tạo không gian sử dụng an toàn nhất. Vật liệu chính trong mái che nhà công nghiệp thông thường là tôn, tấm bê tông tấm hoặc Fibro xi măng.
Thông thường phía dưới của mái nhà tiền chế thường có thiết kế thêm một bộ phận để tạo nên hầm mái gọi là trần. Đối với nhà cái sử dụng mái dốc thì kết cấu bộ phận mang lực là vì kèo, xà gồ và cầu phong. Còn nếu bạn chọn nhà mái bằng thì nó sẽ được đúc sẵn là kết cấu chính của mang lực. Các cấu kiện thường có song song hai tải trọng, cụ thể là tải trọng bản thân và tải trọng động trên mái.
Thành phần chính mái lợp đối với số một số trường hợp là tấm tôn, miếng bê tông hoặc tấm Fibro xi măng, tấm giấy dầu,… Mục đích chính là ngăn ngừa và chống lại sự tác động của thời tiết. Đặc biệt là chống việc thấm dột của nước mưa.
Các loại mái nhà xưởng công nghiệp phổ biến
Khi bạn chọn lựa mái nhà xưởng công nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như hình thức kết cấu, nguyên vật liệu tạo thành mái, điều kiện thời tiết và môi trường thực tế. Ngoài ra, kỹ thuật thi công, mặt bằng kiến trúc cũng như những điều kiện khác cũng tác động lớn.
Một mái nhà xưởng công nghiệp có thực sự ấn tượng và đạt các yếu tố kỹ thuật thì phần mái lại có sức ảnh hưởng khá lớn. Việc lựa chọn loại mái phù hợp cần phải đảm bảo được yêu cầu mặt đứng công trình. Nó còn phải thỏa mãn được tính hợp lý về hình thức kết cấu và điều kiện kinh tế từng doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà xưởng sẽ có kết cấu mái được cấu tạo phù hợp. Thông thường có hai cách cấu tạo hệ mái là mái có xà gồ và mái không có xà gồ.
Xem thêm: Các sản phẩm tại GREEN BM có thật sự chất lượng?
Mái có xà cồ
Mái có xà gồ được dùng xà gồ để đỡ tấm lợp cho mái xưởng công nghiệp. Xà gồ thường dùng loại bằng thép và nó được liên kết với vì kèo tại nút dàn. Nó có thể cấu tạo bằng dầm đơn giản hoặc dầm liên tục tùy theo mục đích sử dụng của bạn. Dạng mái nhà này rất dễ tong việc gia cố mái nhà xưởng.
- Tấm lợp tôn mái mạ kẽm thưởng dày 0,8 – 1mm và có trọng lượng riêng khoảng 15 daN/m². Tuy nhiên, nó lại có khả năng chịu lực vô cùng lớn.
- Khi bạn cần cách nhiệt cho công trình, thì bạn có thể dùng tấm lợp xi măng lưới thép với bề rộng 500mm và chiều dài 1,5 – 3m.
- Tấm lợp Fibro xi măng thường được dùng cho nhà xưởng nóng. Nó có thiết kế với chiều rộng 1126mm, chiều dài 1740 – 2400mm. Trọng lượng riêng thường tầm khoảng 21 daN/m².
- Trong một vài trường hợp đặc biệt, nhà máy luyện thép, có thể dùng thêm tấm lợp bằng tôn phẳng có chiều dày 3 – 5mm và phải được hàn vào xà gồ.
- Mục đích chính để giúp tăng sự ổn định của hệ mái. Ngoài những loại tấm lợp trên bạn còn thay thế dùng tấm xi măng lưới thép có bề rộng 550mm, chiều dài từ 1,7 – 3m. Các tấm lợp này thường được liên kết với xà gồ bằng vít hay bulong có đệm cao su.
Xem thêm: Dịch vụ lắp đặt màn hình LED tại VIETKING có thật sự chất lượng không?
Mái không có xà cồ
Đây là mái che nhà xưởng công nghiệp thường dùng tấm mái đặt trực tiếp lên dàn kèo. Tấm mái là panen bê tông cốt thép với chiều rộng 1,7 ÷ 3m, chiều dài 7m hoặc 12m, chiều cao 300mm với nhịp 7m, 450mm với nhịp 13m.
Khi bề rộng của tấm panen là 1,4m thanh cánh trên của vì kèo thì phải chịu uốn cục bộ. Bạn phải tính toán theo cấu kiện chịu nén lệch tâm. Bạn cũng có thể dùng hệ dàn phân nhỏ nhằm chịu lực tập trung đó. Lúc này thanh cánh trên sẽ làm việc như các thanh nén thông thường. Tại vị trí liên kết panen vào dàn, trường hợp chiều dày cánh thép thanh cánh trên nhỏ hơn 10mm thì nó cần được gia cường bằng bản thép.
Lưu ý khi chọn độ dốc cho mái nhà xưởng công nghiệp
Khi bạn chọn độ dốc cho mái nhà xưởng, chỉ cần tính chính xác tiêu chuẩn độ dốc mái tôn. Ngoài ra, các kỹ thuật viên, kỹ sư cần lưu ý về các tiêu chí sau. Nhằm đảm bảo quá trình thi công được chính xác hạn chế sai sót dữ liệu.
- Kiểm tra vật liệu lợp tôn để biết loại tôn lợp cho công trình nhà xưởng là loại tôn 5 sóng, 7 sóng hoặc 9 sóng, kèm theo là sóng cao hay sóng thấp. Việc kiểm tra này để chắc chắn rằng việc thoát nước dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.
- Những công trình nhà xưởng thường sở hữu chiều cao dưới 2,4m thì cần phải có phần mái thật chắc chắn trước khi thi công. Ngoài ra, chúng ta có thể gia cố lại cho an toàn. Ngược lại, nhà với phần mái cao hơn 2,4m thì cần bố trí thêm ống thoát nước riêng.
Theo quy định thì kết cấu mái nhà công nghiệp bao gồm dàn vì kèo, xà gồ, cửa mái. Đối với kết cấu bao che thì có panen, tấm mái. Hệ giằng giúp bạn bảo đảm độ cứng không gian cho hệ mái và những cấu kiện của nó.
Mái che nhà xưởng công nghiệp thường có 2 bộ phận chính là kết cấu mang lực và lớp lợp. Dưới mái thường thiết kế thêm trần treo nhằm tạo thêm tính chắc chắn cho ngôi nhà. Mái nhà xưởng cần phải có độ dốc để thoát nước thật nhanh. Khi độ dốc i < 5% đồng nghĩa bạn có có mái bằng. Khi độ dốc i > 5% đồng nghĩa có mái dốc. Ngoài ra, mái cần còn có thêm máng nước hay sênô để hứng nước mưa và kết hợp dẫn đến các ống máng.
Qua các thông tin bên trên, bạn đã nắm được các thông tinmái nhà xưởng công nghiệp. Bạn cần ghi chép và lưu trữ lại để khi lựa chọn mái nhà xưởng công nghiệp được đầy đủ các chi tiết. Ngoài ra, để lựa chọn mái nhà và giá xây dựng nhà xưởng hợp lý, chúng ta có thể liên hệ đến công ty Nam Trung Cons để được tư vấn chi tiết về quy trình thi công nhà xưởng chuyên nghiệp cho những khách hàng quan tâm.
Xem thêm: Sika Là Gì? Ứng Dụng Và Các Loại Sika Trong Ngành Xây Dựng